“Ông trùm” jeans Việt: Tôi muốn có một nhãn hiệu thời trang chất lượng cho người Việt
Sống là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những ký ức ly kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với 2 tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa song song hình ảnh của hai người phụ nữ: Một là cô thiếu nữ trong ký ức người mẹ, cố gắng thích nghi và hòa mình vào cuộc sống tại chiến khu. Hai là thiếu nữ trẻ hiện đại đang cố gắng kết nối với mẹ và quá khứ, để hiểu thêm về mẹ mình và về cội nguồn.100 cán bộ Đoàn đoạt Giải thưởng Lý Tự Trọng thăm địa chỉ đỏ ở Hà Tĩnh
Ngày 17.2, Sở Y tế TP.HCM cho biết, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn hỏa tốc về việc cảnh báo 7 loại thuốc do Công ty Mylan Laboratories Limited tại Indore-Pithampur (Ấn Độ) sản xuất.Công văn gửi hỏa tốc do Cục Quản lý dược ký ngày 17.2, được gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS; Công ty TNHH Viatris Việt Nam (tòa nhà Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q.1); Văn phòng đại diện Mi Pharma Limited (94 - 96 Nguyễn Văn Kỉnh, P.Thanh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức).Trước đó, ngày 19.12.2024, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USFDA) có thư cảnh báo về việc phát hiện các vi phạm nghiêm trọng về thực hành tốt sản xuất (GMP) tại Công ty Mylan Laboratories Limited. Và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với thuốc hóa dược (Bộ Y tế) ngày 13.2 đã yêu cầu tạm dừng nhập khẩu và tạm dừng phân phối, lưu thông các thuốc sản xuất tại Công ty Mylan Laboratories Limited.Đề đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản Iý dược yêu cầu các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc tạm dừng việc nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng 7 loại thuốc này; niêm phong, bảo quản tại cơ sở. Phối hợp với cơ sở đăng ký thuốc để khẩn trương báo cáo về tình hình nhập khẩu (tên cơ sở nhập khẩu, thời gian và số lượng nhập khẩu), tình hình phân phối, sử dụng các thuốc này.Đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tạm ngừng sử dụng, lưu hành các thuốc do Công ty Mylan Laboratories Limited sản xuất. Các đơn vị bảo quản thuốc này trong thời gian chờ kết luận về chất lượng thuốc, mức độ an toàn cho người sử dụng cho đến khi có thông báo mới của Cục Quản lý dược.Theo thông báo của Cục Quản lý dược, có 3 thuốc do Công ty TNHH Viatris Việt Nam đăng ký nhập khẩu (ADCClena 5, ADCClena 10 và ADCClena 25). 4 thuốc do Mi Pharma Private Limited đăng ký (Emtricitabine and and tenofovir alafenamide tablets 200mg/25mg, Hepbest, Acriptega, Avonza).
Tòa Giám mục Phan Thiết thông báo tài khoản giả mạo Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân Son. Tiền đạo của CLB Nam Định đang dẫn đầu ở mọi chỉ số quan trọng và dễ thấy với khán giả thông thường: từ bàn thắng, kiến tạo, số cơ hội lớn (big chance) tạo ra, lẫn điểm trung bình.Song, bóng đá không đơn giản như con số thống kê. Có một chân lý thế này trong bóng đá đỉnh cao: đội vô địch không phải lúc nào cũng có hàng công mạnh nhất, nhưng chắc chắn luôn là đội ít thủng lưới nhất. Đội tuyển Việt Nam lúc này mới chỉ để lọt lưới 3 bàn, ít nhất giải đấu. Hàng phòng ngự thực tế mới là điểm tựa nâng đỡ giấc mơ vô địch của "Những chiến binh sao vàng". Ở đó, chúng ta thấy những chuyên gia phòng ngự đến từ CLB Hà Nội: Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh.Kể từ đầu AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik chưa bao giờ giữ nguyên đội hình xuất phát. Khả năng sử dụng xoay vòng nhân sự giúp đội tuyển Việt Nam gần như không gặp vấn đề nào về thể lực trước lịch thi đấu khắc nghiệt rất riêng của khu vực Đông Nam Á. Song trong toàn bộ các trận đấu, ông Kim vẫn luôn để ít nhất một nhân tố của CLB Hà Nội ở trung tâm hàng phòng ngự.Ở hai lượt trận bán kết với Singapore, tầm ảnh hưởng của hàng thủ đội bóng bầu Hiển được thể hiện rõ rệt. Tại lượt đi, HLV Kim Sang-sik xếp Thành Chung đá chính giữa hàng phòng ngự và Xuân Mạnh đá trong vai trò trung vệ lệch. Tới lượt về, Xuân Mạnh được đẩy lên chơi hậu vệ biên trái, vai trò trung vệ lệch của Xuân Mạnh được Duy Mạnh đảm nhiệm. Dù với kịch bản nào, thì những lá chắn thép mang thương hiệu CLB Hà Nội giúp đội tuyển Việt Nam vững vàng trước những pha hãm thành của đối phương.Thành Chung đã chơi trọn vẹn cả 5 trận anh được xếp đá chính của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Đội tuyển Việt Nam sạch lưới 2 trận trong số này. Trung vệ sinh năm 1997 lấy lại bóng trung bình 2,4 lần/trận, chặn bóng 1,2 lần/trận, phá bóng 4,6 lần trận. Tất cả đều cao nhất trong số các trung vệ của đội tuyển Việt Nam, đội sở hữu hàng phòng ngự số một tại giải lần này.Song thống kê gói gọn đẳng cấp tuyệt vời của Thành Chung tại AFF Cup 2024 phải là chỉ số tắc bóng. Thành Chung chưa tắc bóng dù chỉ một lần trong suốt 449 phút thi đấu tại giải lần này.Paolo Maldini vĩ đại của AC Milan từng có một câu nổi tiếng: "Nếu phải xoạc bóng, thì tôi đã đọc tình huống chưa đủ tốt". Thành Chung trong vai trò trung vệ đá chính giữa hàng phòng ngự 3 người của đội tuyển Việt Nam đã "đọc vị" đối thủ quá sâu và chưa một lần phải đi sửa sai bằng những cú nhoài người.Thành Chung điềm tĩnh, bọc lót hiệu quả thế nào thì Duy Mạnh lại mạnh mẽ, bùng nổ trong các tình huống đòi hỏi va chạm. Thống kê cho thấy Duy Mạnh thắng 93% số lần tranh chấp tại AFF Cup 2024. Ở khía cạnh tranh chấp tay đôi, Duy Mạnh cũng thắng 100%.Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, các HLV thường có xu hướng sử dụng các hậu vệ vốn chơi quen cùng nhau tại CLB. Cặp Thành Chung - Duy Mạnh rõ ràng đang cho HLV người Hàn Quốc quá nhiều lựa chọn. Xuân Mạnh với chấn thương gặp phải trong trận bán kết với Singapore có thể khó góp mặt trong trận chung kết.Nhưng dấu ấn từ CLB Hà Nội của bầu Hiển vẫn được thể hiện với Văn Vĩ hay Bùi Hoàng Việt Anh, những nhân tố từng chơi cho CLB Hà Nội và đã quá quen với những người đàn anh như Duy Mạnh hay Thành Chung.AFF Cup 2024 thực tế là giải đấu mang nhiều ý nghĩa hơn mức thông thường với bộ đôi Duy Mạnh - Thành Chung. Cả hai đều đã trải qua quãng thời gian khó khăn tại đội tuyển quốc gia dưới thời thời HLV Philippe Troussier. Tại Asian Cup hồi tháng 1.2024, trung vệ của CLB Hà Nội chỉ đá vỏn vẹn 13 phút. Trong 2 trận thua chấm dứt triều đại của HLV người Pháp trước Indonesia, Duy Mạnh thậm chí còn không được triệu tập.Với Thành Chung, chuyện còn khắc nghiệt hơn. Hồi tháng 6.2023, ông Troussier sau khi triệu tập Thành Chung đã loại trung vệ của Hà Nội khỏi danh sách đấu giao hữu với Hồng Kông và Syria. Lý do được thông báo khi đó là Thành Chung bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, thực tế là Thành Chung bị cho là không phù hợp với lối quản lý cầu thủ của ông Troussier, vốn bắt nguồn từ một tình huống không hiểu ý trên sân tập.Duy Mạnh và Thành Chung luôn nhớ những lời ấy để nỗ lực và chiến đấu không ngừng nghỉ trên sân tập và sân đấu tại V-League. Để lúc này, khi đội tuyển Việt Nam trở lại với trận chung kết sân chơi khu vực, bộ đôi của Hà Nội lại là lá chắn thép cho đội tuyển.Sự trở lại của cặp trung vệ thép có công lớn của bầu Hiển khi ông luôn động viên hỗ trợ các cầu thủ trong hành trình chinh phục vinh quang. Từ trước khi trận bán kết lượt về với Singapore diễn ra, Chủ tịch ngân hàng SHB đã treo thưởng 2 tỉ đồng nếu đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024.Từng đưa CLB Hà Nội đi lên từ hạng ba và đưa cả ngân hàng SHB vươn mình từ năm 2008, thời điểm khủng hoảng thế giới bắt đầu bùng nổ, bầu Hiển hơn ai khác hiểu rõ sự cống hiến và đam mê nuôi dưỡng tinh thần của các cầu thủ và nhân viên, nhưng tiền cũng quan trọng không kém để tất cả có thể chăm sóc hậu phương.Chính nhờ văn hóa đó của bầu Hiển mà Thành Chung hay Duy Mạnh có thể vượt qua những khó khăn đầy nhanh chóng và trở thành trụ cột hàng phòng ngự đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Và nếu tuyển Việt Nam trở lại ngôi vương khu vực, nguồn cảm hứng từ bầu Hiển chắc chắn là động lực lớn bậc nhất.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, với nhiều điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể, Thông tư 29 quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang dạy tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Đối với việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đà Nẵng hiện các lớp dạy thêm "truyền thống" ở các cấp học đa số đã tạm dừng hoạt động từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, thầy C.L (giáo viên dạy môn ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết ngoài các giáo viên đã có giấy phép hoạt động dạy thêm từ trước và những giáo viên liên kết với trung tâm dạy thêm, gia sư vẫn còn hoạt động lớp dạy thêm, thì đa số các đồng nghiệp của thầy C.L đã tạm dừng việc dạy thêm để chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, thầy C.L thắc mắc: "Liệu giáo viên chúng tôi có được tổ chức dạy thêm theo hình thức online (trực tuyến) hay không? Vì theo quy định của Thông tư 29 không nhắc đến hình thức dạy online. Nhiều đồng nghiệp của tôi dừng dạy thêm tại nhà nhưng đã chuyển qua dạy kèm cho học sinh trực tuyến từ sau tết và có thu học phí".Cô L.T.T.H (đang công tác tại một trường tiểu học tại H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cho biết Thông tư 29 là giải pháp chấm dứt những biến tướng, tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Từ đó học sinh không phải chịu áp lực khi thầy cô "ép" đi học thêm, phụ huynh bức xúc vì tốn kém chi phí học thêm của con và điều đặc biệt là giữ được hình ảnh tôn kính của nhà giáo. "Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực tôi đã nghe nhiều thắc mắc và những cách mà thầy cô 'lách' thông tư để tìm hướng hợp thức thủ tục tiếp tục dạy thêm, kiếm thêm thu nhập. Việc thầy cô đi thuê giáo viên về hưu để đứng tên đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng xảy ra rất nhiều tiêu cực, góc khuất... Liệu rằng trong công tác quản lý việc dạy thêm có hiệu quả theo những quy định của Thông tư 29?", cô L.T.T.H đặt câu hỏi.Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trường đã triển khai Thông tư 29 đến giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin về lớp dạy thêm mà giáo viên đang theo dạy."Đa số giáo viên của trường đều dạy ở trung tâm dạy thêm, gia sư… chưa thấy giáo viên nào báo cáo có dạy thêm ở nhà. Theo tôi, Thông tư 29 nhằm khuyến khích giáo viên không dạy học sinh chính khóa của mình đứng lớp và nếu như ở nhà không đảm bảo giấy tờ hợp pháp thì giáo viên có thể đi dạy ở trung tâm nhưng với điều kiện là không được dạy học sinh của mình. Như vậy thì việc dạy thêm của các thầy cô không bị ảnh hưởng gì hết", cô Minh nói.Lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt thông tin thêm, lâu nay việc giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh chính khóa đã được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT."Vấn đề ở chỗ lãnh đạo nhà trường khó quản lý thầy cô giáo đang dạy ở trung tâm có dạy học sinh mình đứng lớp hay không. Hiệu trưởng gần như không có đủ thẩm quyền để kiểm tra trung tâm nên theo tôi đơn vị nào cấp phép cho trung tâm dạy thêm thì mới trực tiếp kiểm tra được. Riêng đối với nhà trường chỉ nắm thông tin qua phụ huynh, học sinh rồi đi xác minh, nếu như có trường hợp sai quy định thì sẽ xử lý", lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt nhấn mạnh.Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), cho biết thời gian gần đây, Phòng GD-ĐT đã có thông tin để các trường biết thực hiện theo Thông tư 29. "Tuy nhiên đến nay Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang vẫn chưa có văn bản tham mưu UBND H.Hòa Vang vì phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Sở GD-ĐT'', ông Hoàng thông tin.Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang, việc các thầy cô giáo có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ do Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND H.Hòa Vang cấp, không thuộc quản lý của Phòng GD-ĐT. Vì vậy, sau khi có hướng dẫn cụ thể của các cấp Phòng GD-ĐT sẽ phối hợp quản lý."Các trung tâm tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống… thuộc Sở GD-ĐT quản lý, do đó phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp để kiểm tra. Thời gian đến Phòng GD-ĐT sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn. Riêng đối việc giáo viên chuyển qua dạy thêm online thì đúng là Thông tư 29 không nêu, nên chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên", ông Hoàng nói.
Nắng nóng gay gắt bao trùm suốt đợt nghỉ lễ
Ngày 11.3, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu nước lấy tại nhiều vị trí trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa) phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng nước rất xấu. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên chết trắng thời gian qua.Cụ thể, kết quả phân tích các mẫu nước lấy dọc theo suối Cổ Đam gồm các mẫu NM1 (lấy tại vị trí gần Khu công nghiệp Bỉm Sơn B), NM2 (gần khu vực một trạm trộn bê tông), và mẫu NM3 (tại khu vực gần chợ Ruổi) đều cho thấy chất lượng nước rất xấu, có các chỉ tiêu thông thường vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Trong khi đó, các mẫu cá lấy để phân tích không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, nấm, ký sinh trùng.Từ kết quả kiểm tra, phân tích trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa xác định nguyên nhân các loài thủy sản tự nhiên trên suối Cổ Đam chết là do nguồn nước suối bị ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (cơ quan quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn B. Đồng thời, giao cho Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, xử lý cơ sở xả nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 18 - 24.2, trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn) xuất hiện tình trạng các loài cá tự nhiên như cá rô phi, cá chép, cá chuối, cá mương... chết bất thường với số lượng lớn.